• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Sức khỏe

Phòng bệnh khi vào mùa mưa bão

Mưa bão là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh. Sau đây là các bệnh có thể mắc phải sau mưa bão và các biện pháp giúp phòng tránh và bảo vệ sức khỏe.

Các bệnh về mắt: Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút phát triển, kèm theo đó là việc dễ sử dụng nhầm nước bẩn là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ, viêm bờ mi và viêm tuyến lệ tăng cao sau mùa mưa. Để phòng bệnh, không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn; không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn; rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; không dùng chung khăn mặt và chậu chung với người bị đau mắt đỏ; tra thuốc nhỏ mắt (Chloramphenicol 0,4% hoặc Argirol 1%) cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn.

Bệnh đường hô hấp: Những ngày mưa kéo dài dễ làm gia tăng các bệnh đường hô hấp. Bệnh thường gặp nhất là viêm họng, cảm cúm. Nếu không được điều trị dứt điểm và có chế độ chăm sóc dinh dưỡng tốt có thể biến chứng sang viêm tiểu phế quản, phế quản, viêm phổi gây khó khăn trong điều trị, ảnh hưởng đến sức khỏe. Để phòng bệnh, nên giữ ấm khi thời tiết lạnh, nhất là ở trẻ em và người già. Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp. Đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Bệnh đường ruột (bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa): Có thể kể đến bệnh tiêu chảy do vi khuẩn gây ra (tả, thương hàn, lỵ, E.coli); tiêu chảy do vi rút gây ra (Rotavirus, vi rút viêm gan A, viêm gan E); bệnh đường ruột do ký sinh trùng amíp (gây bệnh lỵ amíp), các loại giun sán; bệnh sốt vàng da, chảy máu sau mưa, lũ, lụt do vi khuẩn Leptospira gây ra… Để phòng bệnh, nên đảm bảo xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải và xác động vật. Uống hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vắc xin.

Các bệnh ngoài da: Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, ghẻ, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm ký sinh gây ra), mẩn ngứa… Để tránh bị mắc bệnh, không nên tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn; không mặc áo quần ẩm ướt; vệ sinh cá nhân hằng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

Bệnh do muỗi truyền: Mùa mưa bão hàng năm đồng thời cũng là đỉnh dịch sốt xuất huyết ở nhiều nơi. Phòng bệnh: Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày. Tiêu diệt bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

THU PHƯƠNG (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông dinh dưỡng miễn dịch người lớn  (9/9/2023)  
Hà Nội ghi nhận 2 trường hợp tử vong vì mắc liên cầu lợn  (8/9/2023)  
Bộ Y tế: Dịch sốt xuất huyết đang tăng cao tại nhiều tỉnh/thành phố  (30/8/2023)  
BVĐK khu vực Bồng Sơn điều trị thành công ca ngộ độc rượu nặng  (28/8/2023)  
Tuy Phước nỗ lực phát triển y tế tiến đến đạt chuẩn nông thôn mới  (28/8/2023)  
Nên chủ động phòng bệnh viêm gan B  (28/8/2023)  
Giúp người khuyết tật cải thiện cuộc sống  (28/8/2023)  
5 thực phẩm có thể phục hồi gan, đẩy lùi gan nhiễm mỡ  (26/8/2023)  
Cảnh báo thuốc giả Clorocid TW3, Tetracyclin TW3  (22/8/2023)  
Cẩn thận khi rung lắc trẻ  (21/8/2023)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Quảng cáo Báo Bình Định
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang