Mùa khai trường
Tạp bút của LỮ HỒNG
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”, nếu không mượn những câu văn quá đỗi thân thương này của Thanh Tịnh thì tôi chẳng biết phải làm sao để diễn tả cho được cái rung động đích thực trong lòng mình khi mùa khai trường chạm ngõ. Đâu chỉ có cậu bé Thanh Tịnh của 100 năm về trước, cũng đâu phải chỉ có những cô cậu học trò của thời bây giờ mới nao nức. Chính chúng tôi - những người vui buồn với nghề giáo bấy lâu - cũng không khỏi bồi hồi.
Trong mắt tôi, mái trường bao giờ cũng là nơi đẹp đẽ và sáng trong nhất. Bởi khung cảnh ấy có tiếng cười thơ trẻ. T ôi nghĩ mình đủ tình yêu để dìu các em đi trên những con đường ngập tràn hoa cỏ, con đường dẫn qua một hồ nước, con sông hay rừng cây bằng trí tưởng tượng của lứa tuổi thần tiên. Cái hình dung v ề một tiết học sao mà đáng y êu đến thế: “Cô dạy em tập viết/Gió đưa thoảng hương nhài/Nắng ghé vào cửa lớp/Xem chúng em học bài” (Nguy ễn Xuân Sanh). Tôi đã mong chờ, thật sự mong chờ…
Nhưng giờ đây, trên mọi miền đất nước, khi các thầy cô giáo và bao thế hệ học trò đã sẵn sàng cho chuyến đò tri thức thì những bất trắc, hiểm nguy của dịch giã v ẫn cận kề. Nỗi âu lo hiện hữu trên gương mặt của các bậc cha mẹ cũng đủ khiến chúng tôi bối rối. T ôi biết, khi biến cố này ập đến, gánh nặng được chia đều cho tất cả, nhưng vẫn thấy lòng chùng xuống khi có cô học trò nào đó nhắn hỏi rằng: “Cô ơi, bao giờ thì tụi con được đến trường để học ạ”. T ôi ậm ừ chưa biết phải hồi âm thế nào vì biết đằng sau câu hỏi ấy là cả một nỗi mong chờ. Nhớ bài thơ “Ngày khai trường” của Nguy ễn Bùi Vợi mà thương các em nhiều quá: “Sáng đầu thu tr ong xanh/ Em mặc quần áo mới/ Đi đón ngày khai trường/ Vui như là đi hội/ Gặp bạn, cười hớn hở/ Đứa tay bắt mặt mừng/ Đứa ôm vai bá cổ/ Cặp sách đùa trên lưng”.
Những ngày này sau khi gác lại lễ khai giảng vẫn thường diễn ra ngay tại sân trường, tề tựu đông đủ thầy cô, bạn bè… nhường chỗ cho hình thức trực tuy ến - ở thời điểm này cũng là một giải pháp hữu hiệu - giờ là lúc thầy cô nhớ đến da diết bảng đen, phấn trắng v ốn quá gần gũi, tiếng gõ thước khe khẽ xuống mặt bàn đã quá thân quen. Cả nụ cười, ánh mắt trao nhau những khi chung bàn, chung lớp nữa. Sao có thể không lưu luy ến khi tạm xa rời? Giá mà tất cả những ngôi trường trên trái đất này đều nằm ở “vùng xanh”, để các em được vẹn tròn niềm vui đến lớp. Dẫu gì, chúng vẫn còn bé bỏng… Vậy mà giờ đây thêm một lần nữa cái hẹn đến lớp lại được lùi lại.
Càng về sau này, mỗi bài học trong sách giáo khoa càng đề cao vấn đề trải nghiệm bản thân. T ôi tin rằng khi đại dịch qua đi, quý thầy cô giáo v à các em học sinh sẽ có một trải nghiệm thật sự đáng nhớ, dù đó là trải nghiệm không ai mong muốn. Chúng ta sẽ phần nào thấm thía giá trị của sự bình y ên trong ngày giãn cách. Có lẽ, mỗi khoảnh khắc của sự sống là một bất ngờ. Cuộc sống tươi đẹp luôn đón chờ mỗi người theo cách này hay cách khác. Chỉ cần trong ta không ngừng dưỡng nuôi niềm hy v ọng.
Đúng như ý thơ của Nguy ễn Bùi Vợi, cứ mỗi mùa khai trường, tôi thấy mình như trẻ lại. Trẻ lại từ cái giây phút ngắm nhìn “lá cờ bay như reo” trên sân trường v àng nắng. Trẻ lại để thúc giục trái tim nhiệt huyết thêm mỗi khi nghe tiếng trống trường rộn rã. Năm học này, có thể ngày tựu trường vắng bóng cờ, hoa, văn nghệ chào mừng…, nhưng đó không phải là sự khởi đầu đáng buồn bã. “Sáng đầu thu trong xanh” vẫn sẽ ngọt ngào theo cách này hay cách khác. Vì mỗi nụ cười trẻ thơ đã là một đóa cúc vàng tươi!