GS-TS Trần Quang Hải: Hãy làm sống lại nét độc sáng của bài chòi cổ
GS-TS Trần Quang Hải (sinh năm 1944) là một chuyên gia về âm nhạc châu Á người Việt Nam, với hơn 40 năm nghiên cứu và giới thiệu âm nhạc Việt Nam.
Chịu ảnh hưởng truyền thống gia đình (cha ông là GS-TS Trần Văn Khê), GS-TS Trần Quang Hải sớm định hướng theo con đường âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp khoa violin tại trường Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, ông sang Pháp tiếp tục học về dân tộc nhạc học và tốt nghiệp cao học tại Trường Cao đẳng khoa học nhân văn Pháp năm 1968. Ông là người thứ hai sau cha mình nhận bằng Tiến sĩ âm nhạc dân tộc người Việt tại Pháp năm 1973, giáo sư nhạc cổ truyền trong kỳ thi do Bộ Văn hóa Pháp tổ chức năm 1989.
Ông bắt đầu làm việc cho Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học tại Bảo tàng Con Người (Musée de l’Homme) Paris (Pháp) từ năm 1968, giảng viên tại Đại học Paris X (Université de Paris X-Nanterre), Pháp, từ 1987. GS-TS Trần Quang Hải cũng là thành viên của Hội đồng Âm nhạc truyền thống quốc tế.
GS-TS Trần Quang Hải (phải) trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Bình Định. (Ảnh chụp lại từ video)
Không chỉ chuyên về nhạc dân tộc Việt, GS-TS Trần Quang Hải còn là chuyên gia về nhạc cụ và âm nhạc của các nước châu Á với các nghiên cứu về nhạc Việt, nhạc Ðông Nam Á, kỹ thuật hát đồng song thanh, âm nhạc sư phạm, sáng tạo kỹ thuật cho đàn tranh, đàn môi và muỗng…
Nhân dịp về nước dự Hội thảo quốc tế về Nghệ thuật bài chòi dân gian Việt Nam, GS-TS Trần Quang Hải đã dành cho PV Báo Bình Định một cuộc phỏng vấn về nghệ thuật bài chòi dân gian. Sau khi so sánh hình thức độc diễn của bài chòi với nghệ thuật Pansori của Hàn Quốc; nêu bật những nét độc đáo trong nhạc ngữ, tiết tấu của bài chòi, GS-TS Trần Quang Hải cho rằng cần làm sống lại những nét độc đáo ấy trong nỗ lực bảo tồn di sản bài chòi.
Mời các bạn theo dõi cuộc phỏng vấn GS-TS Trần Quang Hải trong video dưới đây.