• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Giáo dục

Hai tiếng “thầy trò”

Khi vừa lên bậc THCS, không ít em học sinh lớp 6 đã rất ngỡ ngàng khi một số giáo viên gọi các em là “anh, chị”; cả trong sách giáo khoa, những người biên soạn cũng chọn cách đối thoại với ngôi nhân xưng như vậy. Tuy nhiên, ngay cả ở bậc THPT, cách xưng hô “thầy/cô - con” vẫn khá phổ biến. Thậm chí, lên bậc cao đẳng, đại học, nhiều tân sinh viên vẫn còn giữ thói quen xưng hô này.

Trong “thầy/cô - em/con”, từ xưng hô được mượn từ danh từ chỉ quan hệ thân tộc (em, con) và danh từ chỉ chức danh (thầy, cô). Đây là hai lớp từ được mượn để xưng hô phổ biến nhất trong tiếng Việt. Nếu chỉ mượn từ chỉ chức danh để xưng hô, ta có “thầy/cô - trò”. Trước đây, cách xưng hô này từng khá phổ biến. Hiện nay, với định hướng lấy người học làm trung tâm, cách xưng hô “thầy/cô - trò” không còn được sử dụng nhiều.

Nhưng đó là câu chuyện về đại từ [xưng hô]. Bây giờ, ta bàn đến “thầy trò” với tư cách là một danh từ. Lần về từ nguyên, “thầy trò” là một từ có gốc ngoại lai, bắt nguồn từ hai tiếng “sư đồ” trong tiếng Hán như học giả An Chi đã chứng minh. Tuy nhiên, từ khi vào tiếng Việt, “thầy trò” được dùng rộng rãi, từ lâu đã thuần Việt, dần mất đi tư cách từ mượn, trở nên vô cùng thân thuộc.

Trong hoạt động hành chức của mình, “thầy trò” được sử dụng rất linh hoạt. Không chỉ được dùng để gọi khái quát cho “thầy giáo và học trò”, trong nhiều trường hợp, “thầy trò” còn được dùng như “cô trò”, tức để gọi khái quát cho “cô giáo và học trò”; đồng thời, để gọi khái quát chung cho “thầy cô giáo và học trò”. Không chỉ được dùng trong giáo dục, “thầy trò” còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác.

Nhưng dù linh hoạt đến đâu thì hai tiếng “thầy trò” vẫn mang những hằng số chung về tình cảm, ơn nghĩa giữa người thầy và trò theo nghĩa rộng nhất. Ít ai nói “tình nghĩa giáo viên và học sinh, giảng viên và sinh viên, người hướng dẫn khoa học và nghiên cứu sinh”… mà chỉ nói “tình cảm thầy trò”. Rõ ràng, “thầy trò” là hai tiếng nói ngắn gọn nhất nhưng mang hàm nghĩa sâu rộng nhất. Và, dù cuộc sống phát triển đến đâu, bỏ qua đâu đó những chuyện buồn trong giáo dục, tình thầy trò vẫn luôn là một trong những thứ tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng của con người.

Th.S PHẠM TUẤN VŨ

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Nhiều hoạt động chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20.11  (18/11/2020)  
Chuyện những người bắc cầu tiếng Việt  (18/11/2020)  
Lấy ý kiến điều chỉnh ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều  (16/11/2020)  
Mong các thầy, cô giáo luôn yêu nghề, giữ vững niềm tin  (16/11/2020)  
Bình Định có 2 “Nhà giáo tiêu biểu năm 2020”  (15/11/2020)  
Tôn vinh 183 nhà giáo tiêu biểu năm 2020  (15/11/2020)  
Vừa tổ chức dạy học, vừa chủ động ứng phó bão số 13  (13/11/2020)  
Cơ sở giáo dục sẽ phải công khai học phí, chi phí đào tạo trước khi tuyển sinh?  (13/11/2020)  
Hơn 33.400 học sinh chưa thể đến lớp ngày 12.11  (12/11/2020)  
Tiếp nhận kinh phí hỗ trợ giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng bởi thiên tai  (12/11/2020)  
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN - XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ
Thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
BỘ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang