• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể|Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng|Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng|
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
Giải đua thuyền máy UIM F1H2O|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Giáo dục

Ngành GD&ĐT chuyển trạng thái, thích ứng với tình huống dịch Covid-19 còn lâu dài

(BĐ) - Chỉ đạo tại hội nghị tổng kết năm học 2020 - 2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 đối với giáo dục tiểu học diễn ra sáng 12.8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, cần ưu tiên mọi biện pháp để toàn ngành chuyển trạng thái, thích ứng với tình huống dịch Covid-19 còn ảnh hưởng lâu dài và giảm thiểu các tổn thương, tác động tiêu cực tới giáo dục.

Hội nghị diễn ra trực tuyến với 63 điểm cầu Sở GD&ĐT và hơn 700 điểm cầu đến các phòng GD&ĐT cấp quận, huyện.

Bộ GD&ĐT cho hay, năm học 2020 - 2021 toàn quốc có 14.786 cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học với 16.323 điểm trường, giữ ổn định so với năm học trước. Tỷ lệ phòng học/lớp đạt trung bình cả nước là 0,98; trong đó phòng học kiên cố đạt 79,5%; phòng học bán kiên cố đạt 18,5%; phòng học tạm, mượn chiếm 2%; số phòng học còn thiếu và đang học nhờ, mượn là 2.081 (0,75%). Tỷ lệ trung bình học sinh/lớp là 31,27; tỷ lệ trung bình giáo viên/lớp là 1,41, cơ bản thực hiện dạy học 2 buổi/ngày.

Năm học 2020 - 2021 đặc biệt với ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, khi lần đầu tiên cả nước thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1. Riêng kết quả triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1 mới, Bộ GD&ĐT đánh giá, tất cả trường tiểu học đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch, chất lượng học sinh lớp 1 bảo đảm chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt của chương trình, có một số mặt nổi trội hơn, học sinh mạnh dạn, tự tin hơn, biết nêu quan điểm cá nhân và cơ bản đọc thông, viết thạo ngay học kỳ 1, sau đó được củng cố tăng cường bền vững ở học kỳ 2.

Dù đạt nhiều kết quả tích cực, song lần đầu tiên thực hiện một chương trình, nhiều sách giáo khoa nên việc lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa ở các địa phương rất đa dạng, khó khăn trong việc in ấn, phát hành. Thiếu giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và dạy 2 buổi/ngày. Cơ sở vật chất trường, lớp học chưa đảm bảo. Sự chưa đồng đều trong thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo tại các địa phương…

Triển khai nhiệm vụ năm học 2021 - 2022, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, diễn biến dịch Covid-19 đang phức tạp, không như các lĩnh vực khác, một khi nền giáo dục bị tổn thương, thời gian để phục hồi sẽ rất dài. Mọi sự điều chỉnh linh hoạt để thích ứng với dịch bệnh, đảm bảo an toàn trên cơ sở không thay đổi mục tiêu đảm bảo chất lượng, chuẩn đầu ra. Đồng thời, cần tính tới những khó khăn của dịch Covid-19 từ các phương diện xã hội khác có thể ảnh hưởng đến môi trường giáo dục như biến động về nghề nghiệp, nơi ở, sinh kế của gia đình học sinh; kinh tế khó khăn, dễ tăng nguy cơ trẻ em không đến trường, bỏ học.

Trên cơ sở khung thời gian năm học đã được Bộ GD&ĐT ban hành, Bộ trưởng yêu cầu các địa phương triển khai linh hoạt, hiệu quả và phù hợp thực tiễn; tận dụng “thời gian vàng” dạy trực tiếp, nhất là học sinh lớp 1. Đồng thời, linh hoạt trong quá trình thực hiện nội dung; linh hoạt trong thực hiện chương trình và triển khai nội dung dựa theo chuẩn đầu ra và yêu cầu nội dung cốt lõi chương trình học tập…

THU HIỀN

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Địa phương giãn cách có thể lùi tựu trường sang tháng 10  (12/8/2021)  
Bộ GD&ĐT: Hạn chế việc dạy học trực tuyến với học sinh lớp 1  (11/8/2021)  
Địa phương được quyền chủ động  (11/8/2021)  
Bút và viết  (10/8/2021)  
Tin vắn ngày 10.8  (10/8/2021)  
Năm học 2021 - 2022: Đảm bảo 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT  (10/8/2021)  
Trường đại học lùi lịch tuyển sinh, nhập học  (10/8/2021)  
Cả nước có 15.000 thí sinh không thể dự thi tốt nghiệp THPT vì Covid  (10/8/2021)  
Bổ sung 894 biên chế giáo viên còn thiếu của năm học 2021 – 2022  (9/8/2021)  
Ngày 24.8 công bố điểm thi tốt nghiệp THPT đợt 2  (9/8/2021)  
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIV CỦA ĐẢNG
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
TẤM GƯƠNG HCM
Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định
Liên hệ quảng cáo
SẮP XẾP BỘ MÁY TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ
Kỷ niệm 50 năm giải phóng Hoài Nhơn
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNG
Báo Bình Định
THÔNG TIN QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Công báo
Quảng cáo Báo Bình Định
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng Biên tập: HỒ XUÂN ÁNH
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 0256.3822279 - 0966 490 490
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang