• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Giáo dục

8 trường sư phạm dùng chung bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển

Năm 2023, 8 trường sư phạm lớn công nhận kết quả và dành chỉ tiêu xét tuyển thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE) chủ trì.

GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chiều 20.12 cho biết 8 trường gồm Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Hà Nội 2, Sư phạm Thái Nguyên, Sư phạm Vinh, Sư phạm Huế, Sư phạm Đà Nẵng, Quy Nhơn và Sư phạm TP HCM. Trong số này, trường Đại học Sư phạm Hà Nội dự kiến dành khoảng 20-30% chỉ tiêu xét từ điểm thi đánh giá năng lực, các trường khác chưa công bố.

 

GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chia sẻ thông tin về kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023, chiều 20.12. Ảnh: Thanh Hằng

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ căn cứ vào số học sinh đăng ký thi để tổ chức một hoặc hai đợt, dự kiến đầu tháng 5.2023. Nếu có nhiều thí sinh đến từ các khu vực xa Hà Nội, kỳ thi có thể diễn ra đồng thời tại một hoặc nhiều trường trong danh sách, giúp các em thuận lợi trong di chuyển.

"Số lượng thí sinh đăng ký không phải vấn đề, bởi chúng tôi từng tổ chức những kỳ thi có hàng chục nghìn em tham gia. Điều quan trọng là tổ chức thế nào để gọn nhẹ, thuận tiện nhất cho thí sinh", ông Minh nói.

Theo Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cấu trúc đề thi cơ bản không đổi với 8 môn thi (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý). Trong đó, đề Ngữ văn có 30% câu hỏi trắc nghiệm về ngôn ngữ và 70% tự luận. Các môn còn lại có 70% câu hỏi trắc nghiệm và 30% tự luận.

Tuy nhiên, trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ bổ sung ngân hàng câu hỏi, điều chỉnh các câu quá khó hoặc dễ để phù hợp với năng lực của thí sinh. Ông Minh khẳng định đề thi sẽ rất hiếm câu hỏi nhận biết - mức thấp nhất trong các thang đánh giá, nhằm tuyển chọn được thí sinh chất lượng. "Điểm thuận lợi là chúng tôi đào tạo mọi môn học, nên cũng khá yên tâm về đội ngũ ra đề, cả về số lượng và chất lượng", ông Minh nói, khuyên thí sinh nắm chắc kiến thức THPT, không cần đi học thêm.

Năm ngoái, kỳ thi đánh giá năng lực của trường Đại học Sư phạm Hà Nội có gần 2.400 học sinh dự thi, sau khi đáp ứng tiêu chí có hạnh kiểm khá và điểm trung bình năm học kỳ (trừ kỳ II lớp 12) từ 6,5 trở lên.

Ngoài trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ Công an cũng tổ chức các kỳ thi riêng để xét tuyển và được nhiều trường đại học khác công nhận, dùng xét đầu vào, chỉ tiêu tùy theo từng cơ sở giáo dục. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2022, các trường dành hơn 30.000 chỉ tiêu xét tuyển từ điểm của các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tỷ lệ nhập học theo phương thức này chiếm khoảng 2% tổng số thí sinh nhập học của tất cả các phương thức.

Tháng trước, hai đại học quốc gia cho biết sẽ xây dựng thang điểm quy đổi hai bài thi đánh giá năng lực để sử dụng kết quả của nhau. Trong khi đó, trường Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy, tăng 2 đợt so với năm ngoái.

(Theo THANH HẰNG/VnE)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Từ ngày 1.1.2023, học sinh dân tộc thiểu số được hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh  (21/12/2022)  
Hỗ trợ 13 trường mầm non công lập tự chủ: Mừng nhưng chưa hết lo  (20/12/2022)  
Trường ĐH Quang Trung tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT  (20/12/2022)  
Học sinh Bình Định nghỉ Tết 7 ngày  (19/12/2022)  
Trường Tiểu học Số 1 Hoài Châu Bắc đoạt giải nhì cuộc thi Sơ đồ tư duy 2022  (19/12/2022)  
Trường Đại học Quy Nhơn phấn đấu đến năm 2030 đạt chuẩn chất lượng Đông Nam Á  (18/12/2022)  
Tây Sơn: Tặng 4.000 cuốn vở cho học sinh nghèo hiếu học  (13/12/2022)  
Tuy Phước, Phù Mỹ: Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi bậc mầm non  (13/12/2022)  
Trường tiểu học Nhơn Lộc: Ðổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện  (13/12/2022)  
Cô giáo Ðặng Thị Oanh: Sự trưởng thành của học trò là món quà vô giá  (13/12/2022)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Quảng cáo Báo Bình Định
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang