Chuyện trò với tuổi trẻ xa xứ
17:32', 4/8/ 2004 (GMT+7)

Tôi theo đoàn thanh niên Việt Nam ở nước ngoài trong chuyến về mùa hè này của họ theo sáng kiến của Trung ương đoàn, Bộ Ngoại giao và Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp tổ chức khi họ dừng chân ở Nha Trang.

 

Tuổi trẻ Việt Kiều tham quan Hòn Tằm, Nha Trang

 

Trong cuộc hành trình 15 ngày, bắt đầu từ ngày 24-7 tại đền Hùng và kết thúc vào ngày 7-8 tại TP.HCM chắc chắn sẽ là một chuyến đi nhớ đời của các bạn thanh niên. Điều độc đáo hơn nữa vì đây là một cuộc hội ngộ cực kỳ thú vị của 85 thanh niên đa phần ở tuổi 20-23, đang là sinh viên ở các Trường đại học trên 23 quốc gia toàn thế giới. Nếu không có chuyến đi như thế này, các em sẽ không thể nào biết tường tận đất nước mình, sẽ không có cơ hội tiếp xúc với thanh niên trong nước. Và nữa, sự liên kết của những đứa con Việt Nam xa xứ từ nhiều nơi trong gặp gỡ sẽ gắn cho một tình bạn mới. Điều đó tôi đã nhìn thấy dù chỉ theo họ trong cuộc hành trình một ngày khi đoàn ghé Nha Trang.

Tiêu điểm của chuyến đi Nha Trang đa phần thời gian là đoàn thanh niên ra Hòn Tằm, một điểm du lịch nổi tiếng. Trong nắng trưa vỗ về sóng biển, các em hồn nhiên đùa giỡn, làm quen với nhau mà ngôn ngữ chính là tiếng Việt, khi diễn tả không được tiếng mẹ đẻ thì lại nói tiếng Anh. Bởi theo anh Diệp Quang Hưởng, Phó ban Quốc Tế Trung ương đoàn,  người dẫn dắt các em suốt chuyến đi cho biết, chỉ có 2/3 các em nói được tiếng Việt, trong đoàn nữ chiếm 2/3 và gần như tất cả đều sinh ra, lớn lên ở nước ngoài, nay là chuyến về nước đầu tiên, các em đều có cha mẹ là người Việt sinh sống ở nước ngoài. Từ thông báo của Bộ Ngoại giao, ai cũng muốn con mình có mặt trong cuộc họp mặt lớn này. Theo thống kê của Ban tổ chức thì các em ở các nước có số lượng về Việt Nam đông nhất là Pháp, Mỹ, Thái Lan và Úc. Nhưng có thể lần này mới là lần đầu vì thông tin chưa đến hết trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, nên lượng người tham gia chưa đông.

Phlatin (20 tuổi) có cái tên rất Lào đến từ Lào, hiện  đang học Đại học Kinh tế năm thứ 2. Em cho biết ông bà nội em sinh sống ở Lào, bố mẹ em là người Việt nhưng cũng sinh ra ở Lào. Đây là lần đầu tiên Phalatin về Việt Nam, em rất thích thú với mọi điều. Tiếng Việt của Phlatin không diễn hết ý, vì em học qua ba mẹ chứ không hề trải qua một lớp học nào. Em nói: "Đây là những ngày tuyệt vời. Dù tụi em phải đi liên tục, nhưng vui lắm." Trong nhóm thanh niên sống ở Lào còn có Trần Thị Đào Vy (23 tuổi),Vy đang học năm thứ 3 kiến trúc cho biết cảm giác của mình trong lần về Việt Nam đầu tiên này: "Anh chị em nước mình rất tốt, tụi em được đón tiếp, lo lắng rất chu đáo." Vy nói em rất thích ăn mực và cá. Và nữa, khi hỏi em biết gì về Việt Nam, em nói to: "Bác Hồ."

20 tuổi, có dáng người mảnh khảnh, nụ cười có duyên, Nguyễn Thị Phương (20 tuổi) đến từ Campuchia, hiện là sinh viên năm 3 công nghệ thông tin. Mẹ đang làm tại Đại sứ quán Việt Nam ở Phnômpênh, Phương đã được học 3 năm tiếng Việt nên rất thạo ngôn ngữ quê hương, Phương ghi cho tôi địa chỉ mail của em để các bạn trong nước liên lạc: phthy@yahoo.com. Phương nói: "Em rất thích về Việt Nam làm việc, nếu có điều kiện thì về.". Còn Lương Nguyễn Liêm Bình (20 tuổi) hiện học y khoa và xã hội ở Pháp, khi nói chuyện phải xen tiếng Anh vào. Còn Dương Đình Hải Vân (23 tuổi) đang học Quản trị kinh doanh tại Đức - cả hai đều mới gặp trong trại hè này và đã trở thành bạn thân.

Tất cả những thanh niên Việt Nam sinh ra và lớn lên ở nước ngoài đang được tạo điều kiện để về thăm nguồn cội. 15 ngày hội ngộ sẽ qua, nhưng chắc chắn là ấn tượng chuyến về này khó phai trong lòng các em.

. Khuê Việt Trường

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Mắc kẹt ở "thiên đường"   (04/08/2004)
Tây Sơn: Cán bộ cấp huyện về thôn, làng đã lơi dần   (04/08/2004)
Bạn đọc được phục vụ tốt hơn   (03/08/2004)
Chuyện ở quê tướng Nguyễn Chánh   (02/08/2004)
Ghi nhận ngày đầu tiên ra quân lập lại trật tự an toàn giao thông  (02/08/2004)
Vì sao không tuyển được lớp chuyên Lịch sử và Địa lý?  (01/08/2004)
Những chặng đường lịch sử của ngành Tư tưởng - Văn hóa   (30/07/2004)
Người thương binh được dân kính mến   (30/07/2004)
Mỹ Đức có một ông... "quan"   (29/07/2004)
Sôi động thị trường mũ bảo hiểm   (28/07/2004)
Công hội đỏ và những cuộc đấu tranh đầu tiên của CNLĐ Bình Định  (28/07/2004)
Sôi nổi và hiệu quả  (28/07/2004)
Chuyện một người làm công tác đền ơn đáp nghĩa   (27/07/2004)
Uống nước nhớ nguồn   (27/07/2004)
Tấm lòng của Bác Hồ đối với thương binh, liệt sĩ  (26/07/2004)