Giáo trình cho đào tạo sân khấu truyền thống: Bước đi đầu tiên
15:46', 16/12/ 2003 (GMT+7)

Tuồng và ca kịch bài chòi là hai bộ môn sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc. Để duy trì và phát triển hai bộ môn nghệ thuật này, nhiều biện pháp đã được thực hiện như: đầu tư khôi phục dàn dựng các vở cổ điển; ghi hình các vở cổ điển, có giá trị, những vai mẫu; khuyến khích sáng tác kịch bản… Tuy nhiên, một cách bảo tồn khác khá quan trọng là sớm đúc kết những tri thức về nghệ thuật dưới dạng văn bản phân tích, làm giáo trình đào tạo diễn viên ở các trường nghệ thuật, chính là góp phần ươm mầm thế hệ tiếp nối cho sân khấu truyền thống.

Trường Trung học Văn hóa – Nghệ thuật tỉnh đã đào tạo những khóa tuồng, ca kịch bài chòi đầu tiên vào năm 1979. Đến nay, trường đã đào tạo 5 khóa với hàng trăm học viên, nhiều người trong họ đã thành nghệ sĩ ưu tú. Tuy vậy, một giáo trình hoàn chỉnh đào tạo về tuồng, ca kịch bài chòi, vẫn là niềm trông đợi trong hàng chục năm trời.

Năm 1995, Trường Trung học Văn hóa – Nghệ thuật Bình Định lần đầu tiên đã tổ chức biên soạn thành công Giáo trình đào tạo diễn viên bậc trung cấp Nghệ thuật hát Tuồng với sự tham gia của các tác giả Hồ Đắc Bích, NSƯT Dương Long Căn, NSƯT Lưu Hạnh và Nguyễn Hồng Tĩnh. Năm 2003, Trường lại tiếp tục tổ chức biên soạn Giáo trình đào tạo diễn viên và nhạc công bậc trung học Nghệ thuật ca kịch bài chòi với sự tham gia biên soạn của NSƯT Nguyễn Kiểm, NSƯT Vĩnh Huế, nhạc sĩ Trương Đình Quang, NSƯT Nguyễn Cung Nghinh và giáo viên Trương Thị Kim Cúc. Theo ông Nguyễn Hồng Tĩnh, Phó Hiệu trưởng nhà trường, nếu không có gì thay đổi, đầu năm 2004 này, giáo trình sẽ ra mắt bạn đọc.

Có thể nói, đây là lần đầu tiên, chúng ta có được hai giáo trình khá hoàn chỉnh về hai bộ môn sân khấu truyền thống này. Trước khi có giáo trình, việc đào tạo diễn viên sân khấu truyền thống vẫn theo lối truyền nghề, tức là chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm của các nghệ nhân, nghệ sĩ đã có nhiều trải nghiệm với nghề. Họ thực sự là những cuốn "sách sống" của nghề và kinh nghiệm được tích lũy qua một đời gắn bó thực sự là vốn quý cần khai thác. Tuy nhiên, do chỉ là những kinh nghiệm, chưa được đúc kết một cách đầy đủ, khoa học nên dễ dẫn đến tình trạng chủ quan. Đó là chưa kể hiện nay, vẫn tồn tại nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau trong một số vấn đề sân khấu truyền thống.

Ý nghĩa của việc ra đời giáo trình này, không chỉ giới hạn trong phạm vi giáo viên, học sinh các bộ môn nghệ thuật truyền thống mà sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng với các nhà nghiên cứu nghệ thuật truyền thống, cả với công chúng, nhất là lớp khán giả trẻ chưa có nhiều điều kiện tiếp cận, và chưa mấy am tường với các loại hình nghệ thuật này. Ông Nguyễn Hồng Tĩnh cho biết thêm: "May mắn cho chúng tôi là đã tập hợp được những người từng có nhiều gắn bó máu thịt với các bộ môn nghệ thuật truyền thống này gần như cả cuộc đời, đã trải những buồn vui trong sự thăng trầm của nghề, tham gia vào công việc biên soạn. Do vậy, họ không ngại dốc hết tâm lực, kinh nghiệm, cả những tuyệt kỹ của nghề, trao truyền lại cho thế hệ sau. Nhiều người trong họ đã vượt quá tuổi "cổ lai hy", do vậy, nếu không làm ngay từ bây giờ thì e rằng, chỉ vài năm sau nữa, khó mà tập hợp được một đội ngũ biên soạn như vậy".

Tất nhiên, có những vấn đề nêu ra trong những giáo trình vẫn còn những quan điểm khác nhau. Nói như ông Nguyễn Hồng Tĩnh: "Dù ý thức rằng mình đã làm với tất cả tấm lòng, nhưng những thiếu sót, chúng tôi nghĩ, là điều không thể tránh khỏi". Và như vậy, việc biên soạn hai giáo trình này cũng chỉ nên xem là bước đi đầu tiên, trên con đường xây dựng được những bộ giáo trình chuẩn về sân khấu truyền thống.

KHẢI NHÂN

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
SEA Games 22 qua mắt bạn bè: Việt Nam xứng đáng ngôi số 1!   (15/12/2003)
Bình Định và Hoàng Anh Gia Lai rơi vào bảng "tử thần"  (14/12/2003)
Lê Công Bút - võ sĩ duy nhất của Bình Định đoạt HCV tại SEA Games 22  (14/12/2003)
SEA Games 22 - một kỳ Đại hội khó quên đối với Việt Nam và bạn bè quốc tế  (14/12/2003)
Giấc mơ vàng không thành  (13/12/2003)
Lạch Tray ngất ngây trong chiến thắng  (12/12/2003)
Chung kết bóng đá nam U.23 VN - U.23 Thái Lan: Trận đánh lớn cuối cùng  (12/12/2003)
"Bật mí" về chiếc áo có ngôi sao vàng của Văn Quyến  (11/12/2003)
Đội tuyển bóng đá nữ VN sẽ bảo vệ được ngôi vô địch?  (11/12/2003)
Kình ngư Trương Ngọc Tuấn và bước đường đến vinh quang   (10/12/2003)
Việt Nam - Malaysia: Trận đấu nghẹt thở và… kỳ lạ   (10/12/2003)
"Nối mạng" với HLV Nguyễn Xuân Quắc   (09/12/2003)
Dự đoán của các chuyên gia: Việt Nam thắng Malaysia   (09/12/2003)
Fan trẻ Việt Nam: tuyệt vời nhất khu vực Đông Nam Á   (08/12/2003)
Trả lại dáng vẻ hoành tráng cho tháp Cánh Tiên   (08/12/2003)