Thiên Long bát bộ - hướng tới tinh thần hòa hợp và chống chiến tranh
15:59', 28/5/ 2004 (GMT+7)

"Thiên Long bát bộ" - bộ tiểu thuyết võ hiệp đồ sộ của nhà văn Kim Dung một lần nữa vừa được chuyển thể, dựng lại thành 40 tập phim truyền hình hoành tráng do Đài Truyền hình Trung Quốc sản xuất trong năm 2002. Phim đang được Đài truyền hình Bình Định và Truyền hình cáp Quy Nhơn phát sóng.

Tương tự các phim "Anh hùng xạ điêu", "Tiếu ngạo giang hồ" chuyển thể theo tiểu thuyết của Kim Dung, bối cảnh trong "Thiên Long bát bộ" vẫn kết hợp giữa chuyện hư cấu và hiện thực trong không gian, thời gian lịch sử Trung Hoa. Đây là giai đoạn nhà Tống không còn hùng mạnh về quân sự, cương vực nằm ở Đông Nam, với thủ phủ Khai Phong. Phía Bắc có nước Liêu của người Khiết Đan; Tây Bắc - Tây Hạ; Tây - Thổ Phồn; Tây Nam- Đại Lý. Mỗi khu vực đều có đặc trưng bản sắc văn hóa riêng. Tuy các nước đều có mối quan hệ bang giao nhưng cũng không tránh khỏi những mối xung đột thường xảy ra.

Đoàn làm phim Thiên Long bát bộ

Câu chuyện trong phim được khởi đầu là cuộc chém giết tàn sát trên đỉnh Nhạn Môn Quan vì sự thù địch giữa người nhà Tống và người Khiết Đan. Kết cục, mẹ của Tiêu Phong bị giết hại và người cha đã phải ôm xác vợ và đứa con còn nhỏ lao xuống vực sâu, sau khi đã dùng công phu tuyệt học của võ thuật khắc mấy hàng chữ trên vách núi nói về nguyên nhân thảm cảnh đã xảy ra. Từ đó phim đã dẫn dắt người xem đến nhiều tình tiết gay cấn: tranh giành quyền lực, phân biệt nguồn gốc xuất thân, trả thù…, mô típ vẫn thường thấy trong phim kiếm hiệp. Thế nhưng, đằng sau những mô típ, hành động phim thông thường ấy, người xem có thể cảm nhận được chủ đề tư tưởng phim "Thiên Long bát bộ" là hướng tới sự hòa hợp, tinh thần chống chiến tranh, chia rẽ giữa các nước. Đây cũng là tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm "Thiên Long bát bộ" của Kim Dung.

Đạo diễn phim đã thể hiện khá sinh động tính cách, hành động của các nhân vật chính như Tiêu Phong, thái tử nước Đại Lý Đoàn Dự và nhà sư Hư Trúc. Đây là ba chàng trai trẻ xuất thân khác nhau, võ công cao cường và cùng chung suy nghĩ là hành thiện, chống ác và cao hơn là phản kháng lại các cuộc chiến tranh - nỗi thống khổ của nhân dân dù là người nước nào. Trong suốt quãng đời giang hồ của mình, dù phải đối phó với nhiều nghịch cảnh buộc phải ra tay sát hại nhiều người, nhưng trong lòng Tiêu Phong luôn ước mơ tới một cuộc sống thanh bình với tình yêu. Thái tử Đoàn Dự với "Nhứt Dương chỉ" có thể sát hại đối phương trong nháy mắt, nhưng chàng chỉ sử dụng nó khi mình bị ép tới đường cùng. Còn Hư Trúc dù có võ công thâm hậu đến đâu cũng chỉ hành động để tiêu diệt một môn đồ phản sư của Tiêu Dao phái.

Đỉnh điểm của tinh thần phản kháng chiến tranh trong "Thiên Long bát bộ" là cảnh Tiêu Phong dùng kiếm đâm vào mình tự chết trên đỉnh Nhạn Môn Quan, để chứng minh cho vua nước Liêu thấy được mục đích của Tiêu Phong không phải vì triều đình nước Tống, mà vì sự an bình của nhân dân hai nước, khiến cho vua Liêu phải nghĩ lại hành động phạt Tống của mình và vừa rút quân vừa thán phục. Sự thực thì Tiêu Phong đã dùng cái chết của chính mình để đẩy lùi mấy vạn quân nước Liêu đang chuẩn bị vượt Nhạn Môn Quan xâm lược nhà Tống và đây cũng là khúc bi hùng kết thúc phim "Thiên Long bát bộ".

Phim được dàn dựng công phu, hoành tráng, phối hợp kỹ xảo trong nhiều pha đấu trí, đấu võ, đấu kiếm đẹp mắt, đầy ấn tượng tạo sức hút người xem.

. Hữu Vinh

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề  (28/05/2004)
BĐ hòa SLNA 4-4: Một cuộc rượt đuổi kịch tính và ngoạn mục  (27/05/2004)
"Festival Huế 2004 sẽ được tổ chức hấp dẫn hơn, chuyên nghiệp hơn"   (27/05/2004)
Festival Huế 2004: Tôn vinh những giá trị văn hóa Việt   (27/05/2004)
Porto lần thứ 2 doạt Cúp C1  (27/05/2004)
Trận "thư hùng" giữa Bình Định và Sông Lam Nghệ An   (26/05/2004)
Thực trạng thể chất của người Việt Nam   (26/05/2004)
MC ở Quy Nhơn - anh là ai?   (26/05/2004)
Festival Huế - Lễ hội của toàn dân  (25/05/2004)
Trò chuyện với Sandro trước trận Bình Định - Sông Lam Nghệ An   (24/05/2004)
Thủ môn Trần Quốc Việt: "Tôi còn phải cố gắng rất nhiều"   (24/05/2004)
Một trận thua thiếu quyết tâm của Bình Định  (23/05/2004)
Công ty Hoa Lâm và "mối tình" chớm nở đối với bóng đá Bình Định  (23/05/2004)
Bình Định khó bề giành 3 điểm trên sân Thống Nhất  (21/05/2004)
Ông Nguyễn Quang Dục, Phó TGĐ Công ty Hoa Lâm: Chúng tôi muốn góp sức với bóng đá Bình Định  (21/05/2004)