Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về xây dựng và phát triển văn hóa
15:9', 9/8/ 2004 (GMT+7)

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Bình Định có 193 khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư xuất sắc (đạt tỷ lệ 18,5%), 501 khu dân cư tiên tiến (chiếm tỷ lệ 47,9%).

Một cảnh trong vở Mộng Bá Vương của Nhà hát tuồng Đào Tấn

Công tác xây dựng gia đình văn hóa phát triển mạnh gắn liền với phong trào xây dựng làng văn hóa, khu phố văn hóa. Toàn tỉnh có 246.188 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, đạt 87,58% so với tổng số gia đình đăng ký, 405 gia đình được UBND tỉnh công nhận gia đình văn hóa xuất sắc. Với 650/1.042 làng, khu phố tổ chức đăng ký xây dựng làng, khu phố văn hóa; có 45 làng, khu phố văn hóa được tỉnh công nhận, 59 làng, khu phố văn hóa được UBND huyện công nhận. Các thiết chế văn hóa như: khu sinh hoạt văn hóa - thể thao, thư viện, sân bãi, nhà thi đấu thể dục thể thao, các loại hình câu lạc bộ được chú trọng phát triển, chất lượng hoạt động ngày một nâng cao; nhiều lễ hội truyền thống tốt đẹp được gìn giữ và phát huy.

Hoạt động phát triển sự nghiệp văn học - nghệ thuật, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa các dân tộc thiểu số được xây dựng thành các chương trình, dự án và tổ chức thực hiện có kết quả, góp phần nâng cao dân trí và đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn học - nghệ thuật của nhân dân. Tỉnh đã tổ chức 5 năm/lần xét duyệt giải thưởng Văn học nghệ thuật Xuân Diệu - Đào Tấn nhằm khuyến khích các văn nghệ sĩ trong tỉnh nâng cao chất lượng sáng tác, sáng tạo những tác phẩm có giá trị cao hơn. Nghệ thuật sân khấu truyền thống được duy trì, củng cố và phát triển; nhiều tác phẩm văn học dân gian được sưu tầm và xuất bản; một số lễ hội dân gian truyền thống, lịch sử được khôi phục và phát triển cùng với một số lễ hội, ngày hội mới được tổ chức.

Hệ thống báo chí, phát thanh - truyền hình phát triển tương đối mạnh. Báo Bình Định hiện phát hành 5 kỳ/tuần (12 trang), hình thức và nội dung không ngừng được cải tiến, từ ngày 1-1-2003 có thêm Báo Bình Định điện tử và ngày càng khẳng định vị trí của mình. Diện phủ sóng phát thanh đạt trên 95%, sóng truyền hình đạt trên 90%, từ năm 2002, tỉnh ban hành giải thưởng báo chí Bình Định hàng năm có tác dụng động viên, khuyến khích các nhà báo có nhiều tác phẩm báo chí hay.

Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ra Kết luận tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Sau khi kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Hội nghị nhấn mạnh cần thấu suốt và tổ chức thực hiện tốt 5 quan điểm, 10 nhiệm vụ, 4 cụm giải pháp trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), trong đó có một số điểm mới bổ sung cần chú ý tiếp tục thực hiện là:

Một, xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vì, văn hóa biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, sức phát triển, sức mạnh tiềm tàng và bản lĩnh của một dân tộc được thể hiện qua truyền thống và hệ giá trị đặc trưng cho bản sắc dân tộc.

Hai, xây dựng văn hóa thông qua phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tốt đẹp, phong phú, nâng cao trình độ phổ cập văn hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các tầng lớp nhân dân đi đôi với nhiệm vụ bồi dưỡng các tài năng văn hóa, khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tạo được những công trình văn hóa - nghệ thuật tiêu biểu có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, tương xứng với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới.

Ba, văn hóa phải thâm nhập sâu vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội; bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước. Như vậy, bất kỳ nhiệm vụ nào đều phải quan tâm đến văn hóa.

Bốn, tăng mức đầu tư cho văn hóa, đến 2010 đầu tư cho văn hóa ít nhất là 1,8% mức chi ngân sách, tiếp tục bảo đảm kinh phí cho các chương trình mục tiêu phát triển văn hóa. Động viên các tầng lớp nhân dân, nhất là những người say mê hoạt động văn hóa cả trong và ngoài nước đầu tư và đóng góp cho hoạt động văn hóa, vì sự phồn vinh của văn hóa dân tộc.

Tỉnh ủy Bình Định đã và đang tích cực chuẩn bị triển khai quán triệt Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) kiểm điểm 5 năm thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy gắn với xây dựng Chương trình hành động cụ thể, thiết thực. Theo đó, Đảng bộ và nhân dân Bình Định sẽ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, đoàn kết nhất trí, vượt qua khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ thuận lợi thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh, tạo đà tin tưởng, phấn khởi tiến tới Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh.

. Nguyên Hùng

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Về lãnh đạo Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Hội Nhà báo Việt Nam   (09/08/2004)
Công tác cán bộ người dân tộc thiểu số: Để việc đào tạo và sử dụng hợp lý hơn  (09/08/2004)
Rửa xe: nghề sống được   (06/08/2004)
Việc nhà, việc xã đều hay   (05/08/2004)
Nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ cao tăng   (05/08/2004)
Chuyện trò với tuổi trẻ xa xứ  (04/08/2004)
Mắc kẹt ở "thiên đường"   (04/08/2004)
Tây Sơn: Cán bộ cấp huyện về thôn, làng đã lơi dần   (04/08/2004)
Bạn đọc được phục vụ tốt hơn   (03/08/2004)
Chuyện ở quê tướng Nguyễn Chánh   (02/08/2004)
Ghi nhận ngày đầu tiên ra quân lập lại trật tự an toàn giao thông  (02/08/2004)
Vì sao không tuyển được lớp chuyên Lịch sử và Địa lý?  (01/08/2004)
Những chặng đường lịch sử của ngành Tư tưởng - Văn hóa   (30/07/2004)
Người thương binh được dân kính mến   (30/07/2004)
Mỹ Đức có một ông... "quan"   (29/07/2004)