Nguyễn Đình Thi với bài hát "Diệt phát xít"
15:54', 22/8/ 2004 (GMT+7)

Trong dòng người cuồn cuộn đi đòi áo cơm, tự do vào năm 1945 có tác giả bài hát "Diệt phát xít" - nhà thơ Nguyễn Đình Thi - năm ấy vừa tròn 21 tuổi.

Nhà văn Nguyễn Đình Thi

Đang là sinh viên trường luật, Nguyễn Đình Thi bí mật tham gia hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Ông phải đi nhiều nơi, thay đổi chỗ ở liên tục để trách con mắt theo dõi của mật thám.

Dọc con đường vào sinh, ra tử, gặp hàng vạn người chết đói năm 1945, lòng ông quặn đau, se thắt. Không được mang theo giấy tờ, ông và các đồng chí phải lục tìm trong túi áo những người chết đói các tấm thẻ thuế thân, rồi chọn tấm nào gần với hoàn cảnh mình thì giữ để hoạt động. Ông đã mang nợ những người chết đói như vậy đó. Trong một buổi sáng, ông viết liền một mạch bài Diệt phát xít. (Bài hát lúc đầu chưa có tên gọi, sau này ông cũng không biết ai đã đặt tên cho bài hát của mình). Viết xong, ông vội vàng gửi lại cho người bạn là ông Phạm Đức rồi lên Tân Trào tham dự Quốc dân đại hội, thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.

Những ngày tiền khởi nghĩa, Nguyễn Đình Thi trở về Hà Nội. Đến Thái Nguyên, một cơn sốt rét ác tính quật ngã ông dọc đường. Chống chọi với cái chết trong từng giờ, từng phút, chàng  trai trẻ vượt qua lằn ranh định mệnh ấy một cách bất ngờ, để tiếp tục về thủ đô. Gặp trận lụt, nước sông Hồng, sông Đuống lên cao, ông ráng sức chèo thuyền băng qua mưa bão, giá rét vòng về đến Gia Lâm. Đêm ấy, ông đi bộ từ Gia Lâm về Hà Nội để sáng hôm sau kịp hòa vào dòng người tràn tới Quảng trường Ba Đình nghe Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.

Những ngày đó, Hà Nội và cả nước vang lên bài ca Diệt phát xít: Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than, dưới ách quân tham tàn đế quốc sài lang, diệt phát xít, diệt bầy chó đê hèn của chúng, tiến lên nền dân chủ cộng hòa, đòi lại áo cơm tự do… Ôi nước Việt yêu dấu ngàn năm…

. N.Vũ (tổng hợp)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thơ: Hoàng Bình Trọng, Nguyễn Đình Lương, Đặng Đức Tĩnh  (20/08/2004)
Bài ca đầu tiên về người lính cách mạng  (20/08/2004)
Hình tượng Quang Trung qua thơ văn của người xưa   (19/08/2004)
Lên với cột cờ Lũng Cú   (18/08/2004)
Triển lãm Mỹ thuật tỉnh năm 2004: Hy vọng ở lớp trẻ  (17/08/2004)
Dàn nhạc truyền thống của tuồng  (20/08/2004)
Thơ: Mai Thìn, Miên Linh, Cao Văn Tam   (15/08/2004)
Sân khấu truyền thống: Vẫn thiếu kịch bản hay   (13/08/2004)
Vai diễn nhỏ của những tình yêu lớn  (10/08/2004)
Ngọn quốc kỳ - bước ngoặt trong bút pháp Xuân Diệu  (09/08/2004)
Bác Hồ với nghệ thuật tuồng  (08/08/2004)
Hương ngọc lan xưa  (06/08/2004)
Thanh Lam - "Nắng lên" trong đêm hè   (06/08/2004)
Ấn tượng huyền thoại Nguyễn Ngọc Ký   (05/08/2004)
Nhạc trẻ cùng mối quan hệ: ca sĩ và manager  (04/08/2004)