Công ước Berne: Tạo dựng môi trường sáng tạo lành mạnh
16:1', 24/8/ 2004 (GMT+7)

Công ước Berne được quốc tế thông qua vào năm 1886, quy định mỗi quốc gia tham gia ký kết sẽ công nhận bản quyền các tác phẩm của các tác giả của các nước tham gia ký kết. Các tác phẩm được bảo vệ bản quyền bao gồm các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật với đủ mọi thể loại.

Theo quy định của Công ước Berne thì bản quyền là tự động, không phải đăng ký và cũng không phải đòi hỏi bất kỳ một ghi chú bản quyền nào. Thời hạn bảo vệ bản quyền là suốt cuộc đời tác giả cộng thêm 50 năm sau khi tác giả qua đời.

Ngày 7-6-2004, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký Quyết định về việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne. Khi trở thành thành viên thứ 156 của công ước, Nhà nước Việt Nam phải bảo hộ quyền tác giả cho các tác giả và chủ sở hữu tác phẩm trong nước cũng như các quốc gia là thành viên công ước, đồng thời các quốc gia thành viên của công ước cũng sẽ có nghĩa vụ bảo hộ quyền tác giả cho các tác giả và chủ sở hữu tác phẩm thuộc Việt Nam.

Việc chính thức gia nhập Công ước Berne về công nhận bản quyền tác phẩm văn học nghệ thuật giữa các quốc gia có chủ quyền vào ngày 26-10-2004 sẽ mang tới ít nhất 3 điều lợi cho ngành Văn hóa - Thông tin Việt Nam. Trong đó, điều đầu tiên là tạo dựng một môi trường lành mạnh cho sự sáng tạo. Những vi phạm bản quyền đã khiến giới sáng tạo bị thiệt thòi, không nuôi dưỡng được động lực cho sự sáng tạo, vì thế việc đảm bảo quyền tác giả sẽ là cơ hội cho các nhà sản xuất làm ra nhiều hàng chất lượng với giá hạ. Người tiêu dùng cũng sẽ có lợi khi được hưởng thụ những tác phẩm, sản phẩm văn hóa có chất lượng. Lợi ích thứ hai là các tác phẩm hay và được người nước ngoài ưa thích của Việt Nam sẽ được bảo hộ ở nước ngoài. Tác giả sẽ được người nước ngoài hỏi ý kiến, xin phép sử dụng và được nhận tiền bản quyền. Điểm lợi thứ ba mà Công ước Berne đem lại là các nhà xuất bản sẽ phải nghiên cứu kỹ hơn, cân nhắc chi phí và hiệu quả để quyết định việc mua quyền xuất bản của tác phẩm nước ngoài, vì muốn dịch sang tiếng Việt các tác phẩm này để xuất bản ở Việt Nam thì phải hỏi ý kiến và trả phí sử dụng cho người giữ bản quyền tác phẩm. Có thể điều này sẽ giúp độc giả được thưởng thức những tác phẩm có chất lượng cao hơn.

. Thạch Trung  (tổng hợp)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Đào Phi Phụng - Liễu Nguyệt Tâm: Chuyện tình éo le đến cùng cực   (24/08/2004)
Nguyễn Đình Thi với bài hát "Diệt phát xít"  (22/08/2004)
Thơ: Hoàng Bình Trọng, Nguyễn Đình Lương, Đặng Đức Tĩnh  (20/08/2004)
Bài ca đầu tiên về người lính cách mạng  (20/08/2004)
Hình tượng Quang Trung qua thơ văn của người xưa   (19/08/2004)
Lên với cột cờ Lũng Cú   (18/08/2004)
Triển lãm Mỹ thuật tỉnh năm 2004: Hy vọng ở lớp trẻ  (17/08/2004)
Dàn nhạc truyền thống của tuồng  (20/08/2004)
Thơ: Mai Thìn, Miên Linh, Cao Văn Tam   (15/08/2004)
Sân khấu truyền thống: Vẫn thiếu kịch bản hay   (13/08/2004)
Vai diễn nhỏ của những tình yêu lớn  (10/08/2004)
Ngọn quốc kỳ - bước ngoặt trong bút pháp Xuân Diệu  (09/08/2004)
Bác Hồ với nghệ thuật tuồng  (08/08/2004)
Hương ngọc lan xưa  (06/08/2004)
Thanh Lam - "Nắng lên" trong đêm hè   (06/08/2004)