Thứ năm, ngày 26/12/2024

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Nghe nói chuyện thời sự thích lắm!
10:58', 17/8/ 2004 (GMT+7)

Đó là buổi nói chuyện của Đại tá Nguyễn Trọng Lư - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh - với các CCB và bà con xã vùng cao Bok Tới (Hoài Ân). Sau ý nghĩa của việc ôn lại truyền thống, thông tin tình hình thời sự cho bà con thì điều để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tôi chính là ý thức của người dân miền núi Bok Tới với buổi nói chuyện.

Đông đảo bà con xã Bok Tới nghe Đại tá Nguyễn Trọng Lư nói chuyện truyền thống

Trong ngôi nhà rông rộng và dài của làng T2, bà con người Bana đã tập trung rất đông để nghe nói chuyện truyền thống. Dường như chẳng ai bận tâm đến cái nắng mùa hè đang dội xuống làm bầu không khí trong nhà rông nóng ran. Không chỉ người dân làng T2 - nơi tổ chức buổi nói chuyện - tới dự, mà cả dân làng T1, T3 và 3 làng ở xa là T4, T5, T6 cũng vượt dốc băng rừng tới nghe nói chuyện.

Sau bản hòa tấu cồng chiêng - một nghi thức trang trọng mở đầu một buổi hội họp - Đại tá Nguyễn Trọng Lư bắt đầu công việc của một báo cáo viên. Đã gần tới Ngày Toàn quốc kháng chiến 19-8 và Quốc khánh 2-9 nên câu chuyện bắt đầu bằng cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, từ cái ngày đầu tiên Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đến chiến thắng Điện Biên Phủ.

Càng lúc dân làng kéo đến nhà rông nghe nói chuyện truyền thống càng đông. Các gié (người già) vừa ăn trầu vừa chăm chú nghe. Một số chị ẵm con nhỏ đến, quạt cho con ngủ nhưng vẫn không quên hướng mắt về người kể chuyện. Gần 150 người chăm chú lắng nghe, thỉnh thoảng có người đến, tay vẫn còn cầm rựa hoặc lưng vẫn đeo gùi. Một bà mí ở làng T2 giải thích: "Đi rẫy về sớm đấy. Chiều nay tôi không đi rẫy, ở nhà nghe nói chuyện thời sự".

Cả nhà rông ngồi nghe im phăng phắc, thỉnh thoảng lại có những tiếng chắt lưỡi, tiếng ồ lên đầy ngạc nhiên và thích thú. Đó là khi bà con được giải thích vì sao người mình gọi giặc Pháp là thằng Tây; nghe câu chuyện Anh hùng Ngô Mây nhận nhiệm vụ đánh bom giết giặc, biết chắc là mình sẽ chết nhưng phải đợi thời cơ trong một tháng mà không hề nao lòng, sợ sệt; nghe những câu chuyện cảm động về Bác Hồ… Với lối diễn đạt đơn giản, dễ hiểu nhưng đầy cảm xúc, Đại tá Nguyễn Trọng Lư đã truyền được nguồn cảm xúc của mình đến cho người nghe. Hết chuyện đánh Pháp, ông chuyển sang nói chuyện thời sự trong tỉnh. Nào chuyện Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức tại Quy Nhơn, chuyện công trình cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội, đường ven biển Tam Quan - Nhơn Hội sắp được xây dựng… Rồi ông nói sang tình hình quốc tế, chuyện Mỹ đánh Iraq, các lực lượng khủng bố Hồi giáo bắt cóc con tin, v.v…

Khi được hỏi nghe thế này có hiểu và nhớ hết không, bà Đinh Thị Tập ở làng T2 thật bụng: "Không nhớ hết được đâu. Còn nghe thì có chỗ hiểu chỗ không. Chớ mà thích nghe lắm. Thích nhất là nghe nói chuyện trồng trọt, chăn nuôi". Còn ông Đinh Văn Nới ở làng T5 thì gục gặc đầu: "Thích chớ, nghe nói chuyện thời sự thích lắm!".

Buổi nói chuyện chuẩn bị kết thúc, bỗng có ý kiến từ phía người nghe: "Đề nghị đồng chí nói thêm cái chuyện ma túy". Thế là Đại tá Nguyễn Trọng Lư lại dành khoảng 5 phút để nói thêm cho bà con hiểu về tác hại của ma túy. Kết thúc buổi nói chuyện, ông dặn dò: "Nghe xong, tôi muốn người già hãy nói lại cho đám trẻ biết để nó không được quên truyền thống của cha ông mình. Và bà con cũng phải luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác với kẻ địch. Ai nói cái gì tốt thì mình nghe, cái gì xấu, nghe trái tai thì phải báo cáo lại cho cán bộ chứ đừng nghe theo, làm theo".

Buổi nói chuyện với bà con Bok Tới kéo dài 2 tiếng đồng hồ, không giải lao, vậy mà ai cũng im lặng lắng nghe, tôn trọng người truyền đạt - đó là điều mỗi chúng ta cần học tập.

. Nguyên Sương

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nhức nhối nạn lấn chiếm đất trái phép ở phường Quang Trung  (16/08/2004)
Hành trình lên đất thượng nguồn  (16/08/2004)
Hai khu dân cư tiên tiến điển hình của Bình Định   (15/08/2004)
Tiếng kêu khẩn thiết từ thôn Tân Hòa   (15/08/2004)
Tệ nạn mại dâm ở Quy Nhơn: Nhìn và thấy  (15/08/2004)
Ứng dụng công nghệ thông tin để đơn giản hóa thủ tục hải quan  (12/08/2004)
Trước ngày khai giảng năm học mới: Quá tải công chứng bản sao  (12/08/2004)
Những đứa trẻ ở vùng sông nước   (11/08/2004)
Lấn chiếm lòng - lề đường, vỉa hè ở Quy Nhơn: Chuyện dài chưa có hồi kết   (11/08/2004)
Bá Nói: dám nghĩ dám làm   (10/08/2004)
Tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2004-2005: Không ồn ào, ít căng thẳng  (10/08/2004)
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về xây dựng và phát triển văn hóa   (09/08/2004)
Về lãnh đạo Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Hội Nhà báo Việt Nam   (09/08/2004)
Công tác cán bộ người dân tộc thiểu số: Để việc đào tạo và sử dụng hợp lý hơn  (09/08/2004)
Rửa xe: nghề sống được   (06/08/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn