Xây dựng cuộc sống mới ở Vân Canh
11:52', 18/8/ 2004 (GMT+7)

Ông Sô Zim Hai ở làng Kà Xim thuộc xã Canh Thuận (Vân Canh) vui vẻ cho biết, gia đình ông đã có đủ rau xanh ăn quanh năm, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa tăng sức khỏe cho gia đình. Dạo quanh một vòng, chúng tôi nhận thấy màu xanh cây trái trải dài khắp làng. Dù ít, dù nhiều nhưng hầu như hộ nào ở đây cũng có vườn, có rau, có cây trái và các loại hoa màu.

Làng văn hóa Canh Lãnh

Được biết, không chỉ làng Kà Xim mà cả 27 làng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Vân Canh đang nỗ lực xây dựng bản làng xanh - sạch - đẹp theo tinh thần cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư".

Còn nhớ trước đây, vườn của đồng bào dân tộc thiểu số ở Vân Canh thường bị bỏ hoang do tập quán lạc hậu sống tập trung từng cụm dân cư; gia súc, gia cầm nuôi thả rông; diện tích đất sản xuất đều chuyển ra xa làng, trong đó mỗi năm có hàng trăm ha rừng bị phát đốt để làm nương rẫy, trong khi những mảnh đất gần làng hầu như bị bỏ hoang, muốn ăn gì bà con phải đi cả buổi lên tận rẫy lấy về, có khi về đến nhà thì rau đã héo. Thế rồi cuộc vận động định canh, định cư, tiếp sau là hai cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư" và "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" như những luồng gió mới từng bước xua tan những hủ tục, làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con.

Hiện nay, bà con không còn sống quy tụ thành cụm nữa mà đã phân ra từng xóm nhỏ; nhà nhà có vườn, có chuồng gia súc, gia cầm xa nhà; nuôi heo, nuôi bò có nơi nhốt, có người chăn dắt không còn thả rông; diện tích đất sản xuất dần dần được chuyển xuống vùng thấp. Những mảnh đất gần làng được bà con đưa vào sản xuất theo phương thức thâm canh, tăng năng suất. Nạn phát rừng làm nương rẫy giảm dần và đến nay thì hầu như bà con chỉ khai hoang ở những vùng đất lâm nghiệp đã được quy hoạch. Theo thống kê của UBND các xã Canh Hòa, Canh Hiệp, đến nay 70% số hộ đồng bào đã có vườn nhà, vườn rừng mang lại hiệu quả kinh tế, màu xanh cây trái đã làm cho bộ mặt làng quê miền núi thêm trù phú. Cảnh vườn nhà bị bỏ hoang đã lùi vào dĩ vãng, những mảnh đất gần làng đều phủ một màu xanh của mía, mì và các loại hoa màu.

Vào những ngày này, đến các làng Kà Xim, Hà Văn Trên (xã Canh Thuận), Canh Phước, Canh Lãnh (xã Canh Hòa), Đắc Đâm, Hiệp Hội, Suối Mây (thị trấn Vân Canh)…, chúng ta thấy vườn của đồng bào vẫn xanh tươi dưới cái nắng mùa hè như đổ lửa. Điều này chứng tỏ hiệu quả của các cuộc vận động nêu trên thật là lớn, nó đã làm thay đổi những tập quán lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức của bà con từ bao đời nay, tạo cách nghĩ, cách làm mới giúp họ từng bước tự cải thiện cuộc sống và làm cho bộ mặt các làng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng xanh hơn, đẹp hơn và sạch hơn. 

. Hạnh Phúc

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nghe nói chuyện thời sự thích lắm!   (17/08/2004)
Nhức nhối nạn lấn chiếm đất trái phép ở phường Quang Trung  (16/08/2004)
Hành trình lên đất thượng nguồn  (16/08/2004)
Hai khu dân cư tiên tiến điển hình của Bình Định   (15/08/2004)
Tiếng kêu khẩn thiết từ thôn Tân Hòa   (15/08/2004)
Tệ nạn mại dâm ở Quy Nhơn: Nhìn và thấy  (15/08/2004)
Ứng dụng công nghệ thông tin để đơn giản hóa thủ tục hải quan  (12/08/2004)
Trước ngày khai giảng năm học mới: Quá tải công chứng bản sao  (12/08/2004)
Những đứa trẻ ở vùng sông nước   (11/08/2004)
Lấn chiếm lòng - lề đường, vỉa hè ở Quy Nhơn: Chuyện dài chưa có hồi kết   (11/08/2004)
Bá Nói: dám nghĩ dám làm   (10/08/2004)
Tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2004-2005: Không ồn ào, ít căng thẳng  (10/08/2004)
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về xây dựng và phát triển văn hóa   (09/08/2004)
Về lãnh đạo Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Hội Nhà báo Việt Nam   (09/08/2004)
Công tác cán bộ người dân tộc thiểu số: Để việc đào tạo và sử dụng hợp lý hơn  (09/08/2004)