Chị Bảy hòa giải
15:2', 18/8/ 2004 (GMT+7)

Vốn là thương binh 2/4, tuy đã về hưu nhưng chị Bảy Thành vẫn không nghỉ ngơi, dưỡng sức, ngược lại còn tham gia công tác của thôn rất tích cực, nhất là công tác hòa giải cơ sở.

Tên thật của chị là Nguyễn Thị Thành, nhưng bà con thôn Phú Hòa, xã Mỹ Đức, Phù Mỹ quen gọi với tên thân thuộc "chị Bảy hòa giải". Tuổi đã trên 60, không ít lần chị đã xin nhường lại vị trí tổ trưởng tổ hòa giải cho lớp trẻ nhưng suốt mấy nhiệm kỳ qua, người dân trong thôn Phú Hòa vẫn tin tưởng chị Bảy Thành và quyết không chịu cho chị nghỉ làm cái việc "vác tù và hàng tổng" này. Tiếp xúc với nhiều bà con trong thôn Phú Hòa, từ người lớn tuổi đến trẻ nhỏ đều có chung một nhận xét: Với chị Bảy, nói và làm là một, luôn lấy lợi ích của bà con, của làng xóm làm chính.

Cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ hòa giải của thôn do chị Bảy Thành làm tổ trưởng tích cực vận động mọi người dân trong thôn sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Chị nói: "Cứ cái gì lợi cho bà con làng xóm thì mình quyết làm". Các chủ trương, chính sách, pháp luật chị đều cố gắng tuyên truyền, phổ biến cho dân hiểu để thực hiện, bởi theo chị khi người dân hiểu pháp luật thì chuyện xích mích, kiện tụng sẽ không còn. Nếu có một bất hòa nào trong các gia đình, một sự xích mích nào trong quan hệ chòm xóm chị đều có mặt để dàn xếp. Trước đây, lối nghĩ về chuyện đăng ký kết hôn và làm giấy khai sinh cho con cái của bà con ngư dân thôn Phú Hòa còn lạc hậu, chị Bảy phải đến từng hộ để giải thích cho họ hiểu giá trị pháp lý của các loại giấy tờ trên, đến nay 100% hộ trong thôn các cặp vợ chồng đều có đăng ký kết hôn và ai cũng có đăng ký khai sinh. Tiếng lành đồn xa, kinh nghiệm hòa giải hay của chị Bảy Thành được các hòa giải viên của xã Mỹ Đức học hỏi và nhân rộng.

Với mong muốn xây dựng thôn xóm, phát triển kinh tế cho bà con, chị đi từng nhà vận động nhân dân góp công sức làm đường, xây dựng nhà mẫu giáo. Chị cũng mạnh dạn lập dự án vay vốn phát triển mạnh nghề khai thác đánh bắt cá biển… Các chế độ chính sách đối với gia đình thương bệnh binh… cũng đều do chị Bảy Thành góp sức lo toan.

Với những phương pháp hòa giải hay và có hiệu quả, chị Bảy Thành được chọn báo cáo kinh nghiệm về kỹ năng công tác hòa giải trong hội nghị biểu dương vai trò già làng, trưởng thôn của tỉnh. Chị còn được các cấp, các ngành trong tỉnh tặng nhiều giấy khen, bằng khen về những thành tích trong công tác hòa giải cơ sở, công tác phổ biến giáo dục pháp luật…

. Nguyễn Huỳnh Huyện

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Chú trọng công tác tư tưởng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số   (18/08/2004)
Xây dựng cuộc sống mới ở Vân Canh  (18/08/2004)
Nghe nói chuyện thời sự thích lắm!   (17/08/2004)
Nhức nhối nạn lấn chiếm đất trái phép ở phường Quang Trung  (16/08/2004)
Hành trình lên đất thượng nguồn  (16/08/2004)
Hai khu dân cư tiên tiến điển hình của Bình Định   (15/08/2004)
Tiếng kêu khẩn thiết từ thôn Tân Hòa   (15/08/2004)
Tệ nạn mại dâm ở Quy Nhơn: Nhìn và thấy  (15/08/2004)
Ứng dụng công nghệ thông tin để đơn giản hóa thủ tục hải quan  (12/08/2004)
Trước ngày khai giảng năm học mới: Quá tải công chứng bản sao  (12/08/2004)
Những đứa trẻ ở vùng sông nước   (11/08/2004)
Lấn chiếm lòng - lề đường, vỉa hè ở Quy Nhơn: Chuyện dài chưa có hồi kết   (11/08/2004)
Bá Nói: dám nghĩ dám làm   (10/08/2004)
Tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2004-2005: Không ồn ào, ít căng thẳng  (10/08/2004)
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về xây dựng và phát triển văn hóa   (09/08/2004)